Thủ tục cần phải biết khi mua bán nhà đất, bất động sản (bds) Bảo Lâm, Bảo Lộc, Lâm Đồng. Việc nắm rõ thủ tục mua bán nhà đất sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức cũng như rủi ro không đáng có trong việc mua bán nhà đất.
Điều kiện để thực hiện thủ tục mua bán nhà đất
Không phải mảnh đất hay dự án nhà đất nào bạn muốn mua đều có thể thực hiện thủ tục mua bán. Mua bán nhà đất là những giao dịch có giá trị lớn, sẽ chứa nhiều rủi ro nếu không thực hiện đúng quy định của pháp luật. Vậy nên bạn phải tìm hiểu, cập nhật thường xuyên thông tin về thủ tục mua bán nhà đất.
Trong đó, điều kiện để thực hiện được thủ tục mua bán nhà đất gồm có:
+ Đất không có tranh chấp
+ Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ hợp pháp liên quan khác.
+ Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê hay thừa kế phải được đăng ký tại cơ quan quản lý đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
+ Các điều kiện pháp luật có quy định khác. Đối với từng loại đất cụ thể, pháp luật sẽ có các quy định riêng.
Thủ tục mua bán nhà đất
Hai bên ký vào bản hợp đồng mua bán nhà đất tại văn phòng công chứng. Hồ sơ chuẩn bị gồm có:
1/ kiểm tra, xác thực giấy chứng nhận và các giấy tờ liên quan
- Người mua cần kiểm tra: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất và các giấy tờ liên quan khác như sổ hộ khẩu,
CMT, giấy đăng ký kết hôn… của chủ nhà đất (đề nghị chủ nhà | hoặc môi giới cho xem bản chính).
- Liên hệ với phòng công chứng để kiểm tra tình trạng giao dịch: liên hệ với địa chính cấp xã để kiểm tra thông tin về việc có tranh chấp hay không đến phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện kiểm tra các thông tin quy hoạch, thu hồi đất..
2/ Đặt cọc mua nhà
- Đây là bước không thể bỏ qua trong thời gian chờ tới ngày ký hợp đồng. Điều này đảm bảo việc người bán lẫn người mua không “bùng kèo”, gây ảnh hưởng cả 2 bên.
- Số tiền đặt cọc tùy thỏa thuận 2 bên nhưng thường là 2-3% giá trị căn nhà/mảnh đất. Thời gian đặt cọc sẽ từ 5 – 7 ngày, một số trường hợp có thể lên tới 30 ngày tùy vào thỏa thuận giữa hai bên.
3/ Thanh toán và ký hợp đồng mua bán công chứng
- Sau khi ký hợp đồng và công chứng hợp đồng, bên mua sẽ thanh toán nốt số tiền còn lại cho bên bán; còn bên bán sẽ bàn giao các giấy tờ pháp lý liên quan đến việc mua bán theo yêu cầu của văn phòng công chứng cho bên mua.
- Các loại giấy tờ bên mua cần chuẩn bị: + Bản gốc CMND + 4 bản photo công chứng. + Bản gốc hộ khẩu thường trú + 4 bản photo công chứng.
4/ Nộp hồ sơ sang tên sổ đỏ
- Bên mua và bên bán sẽ phải nộp hồ sơ mua bán tại văn phòng của một cấp chính quyền như quận, huyện,
- Bộ hồ sơ bao gồm: + 2 bản sổ hộ khẩu + CMND + Đăng ký kết hôn/ Giấy chứng nhận độc thân + 2 bản hợp đồng đã công chứng và đầy đủ chữ ký của hai bên. + Sổ đỏ bản gốc
5/ Đóng các loại phí và thuế trước bạ
Tùy theo thỏa thuận của người mua và người bán mà một trong hai bên sẽ phải nộp hồ sơ và các loại chi phí theo quy định của nhà nước tại UBND cấp quận/huyện.
+ Bên mua: Thuế thu nhập cá nhân 2% giá trị hợp đồng
+ Bên bán: Phí trước bạ 0.5% giá trị hợp đồng
+ Lệ phí địa chính: 15.000 đồng/trường hợp
+ Lệ phí thẩm định hồ sơ: Mức thu tính bằng 0,15% giá trị (sang tên) chuyển nhượng (tối thiểu 100.000 đồng đến tối đa không quá 5.000.000 đồng/trường hợp).
+ Lệ phí cấp GCNQSDĐ: 0,15% giá trị hợp đồng
6/ Thẩm định của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
- Cơ quan thẩm định sẽ tiến hành kiểm tra, xác nhận lại thông tin về thửa đất theo hồ sơ mà hai bên đã nộp lên cơ quan công quyền.
- Sau khi đã xác nhận được thông tin, cơ quan công quyền sẽ gửi thông báo thuế để chủ nhà đi nộp, thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình.
7/ Đăng bộ ra sổ mới
- Sau khi đã nộp thuế đầy đủ, người mua đến UBND quận/huyện nộp toàn bộ hồ sơ nhà đất, hợp đồng mua bán nhà đất và biên lai trước bạ.
- Sở địa chính nhà đất sẽ đăng ký sự thay đổi chủ sở hữu của nhà đất.
- Những giấy tờ nhà đất đã được đăng ký làm lại thông tin chủ sở hữu sẽ được cấp lại vào khoảng từ 30 – 45 ngày sau kể từ ngày đăng ký thay đổi.